Xin nói ngay dù rằng vẫn có cây bàng lá đỏ nhưng mùa thu Quy Nhơn là mùa mưa, không thích hợp lắm cho việc đến du lịch ở đây.
Nhưng nếu đã lỡ đến rồi (như các bà hưu trí này đi máy bay giá rẻ, hãng hàng không cho đi ngày nào… mình đi ngày đó… kha kha kha… Ngon bổ mà rẻ là phải vậy thôi) thì cũng đi chơi tốt thôi. Vì ông Trời ở Quy Nhơn là ông Trời… tuổi “teen”, còn teen hơn cả ông Trời ở Sài Gòn. Thoắt nắng rồi thoắt mưa, cả ngày như vậy. Một chút xíu buổi sáng đã thấy ông Trời đổi mặt rất nhanh.
Vì vậy, đi chơi cứ cầm theo một cây dù, khi nào mưa thì gương dù lên đứng lại, nhanh thì một chốc, lâu thì một lát, tạnh mưa lại đi tiếp.
Cảm nhận đầu tiên, Quy Nhơn đẹp một cách bình yên, sáng sớm người địa phương đi tắm biển để xe trên bờ, khóa lại rồi đi xuống biển tắm, không có bãi giữ xe ở đây.
Từ mờ sáng, trên bãi biển đã thấy có trực cứu hộ và các anh cứu hộ có mặt suốt trên bãi biển đến khi tắt nắng không còn ai xuống biển tắm nữa. Trời rạng một chút là nhân viên vệ sinh đi lên đi xuống nhặt rác trên bãi biển và cũng có mặt cả ngày như vậy.
Sáng sớm đường dọc bờ biển đầy người đi bộ tập thể dục,
ở có mấy ngày nhưng các buổi sáng đi bộ trên bãi biển đều thấy có một người ngồi ngắm bình minh trên biển,
có một lúc ra biển thấy một con mòng biển đứng yên trên tảng đá gần bờ, đất lành chim đậu.
Biển Quy Nhơn hình vòng cung, đẹp như bất cứ bờ biển nào dọc miền Trung, chỉ tiếc cát không được trắng, nên màu nước biển không đẹp như Nha Trang hay Đà Nẵng.
Đặc biệt có một số bãi tắm không có cát mà trên bãi là những viên đá hay những tảng đá tròn, như bãi Hoàng Hậu ở Ghềnh Ráng-Tiên Sa.
Tên Tiên Sa từ một truyền thuyết dân gian về một thiếu nữ vì tình yêu đã bỏ trốn khỏi sự truy đuổi của một tên cường hào ác bá, chạy đến đây thì giông gió nổi lên và khe núi nứt ra cho nàng trốn vào. Còn gọi là bãi Hoàng Hậu vì nơi đây là bãi tắm của Nam Phương Hoàng Hậu, chỉ hơi thắc mắc sao hoàng hậu chọn chi bãi tắm hơi… ác, đá tròn và trơn kiểu này, quân lính khiêng kiệu xảy chân trượt mà nghiêng kiệu thì có mà bay đầu!
Một bãi tắm khác cũng đầy đá tròn ở Eo Gió - Nhơn Lý. Gọi là Eo Gió, hay Eo Cửa Gió vì đấy là cái hõm như yên ngựa, với những rặng núi đá cao uốn cong tạo thành một eo biển hút gió tuyệt đẹp. (Cục xà bông không thể chụp toàn cảnh Eo Gió nên xin phép mượn ảnh trên Internet để minh họa cho rõ)
(Ảnh trên Internet-Trí Nguyên)
Để ra sát bãi biển Eo Gió leo qua một dốc đá, đầu tiên là một bãi cỏ xanh rộng, trẻ con có thể mang banh ra chơi ở đây.
Và Eo Gió hiện ra trước mắt.
Xa bờ một chút, bãi đá nhấp nhô tạo hình con cá sấu khổng lồ có đầu cất cao trên biển. Bà con ở đây quen gọi con sấu đá này là hòn Mòng.
Chạy dọc theo chân núi từ tây sang đông là một bãi đá trứng lớn, nhỏ đủ màu sắc, người địa phương gọi là bãi "đá đẻ". Vì năm nay nhặt đi, năm sau lại có nhiều như cũ.
Ở đây còn có một hồ nước ngọt gọi là giếng Tiên, nước từ vách đá chảy ra. Một bác người địa phương đi tắm biển về thấy cả bọn đang hì hục leo lên một dốc đá để ra Eo Gió, nhiệt tình hướng dẫn, nghe bác ấy nói một tràng các từ phần lớn mang âm e và âm ơ… và không hiểu gì hết. Sau khi được dịch lại, đại khái là bác nói ra biển tắm rồi sau đó vòng qua dãy núi bên cạnh sẽ có một cái hồ nước ngọt (giếng Tiên) để tắm lại rồi mặc quần áo đẹp vô đi chơi.
Ái chà, từ lúc nhỏ vẫn nghe câu ca “Muốn ăn bánh ít lá gai. Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi”, từ đó đến giờ vẫn nghĩ rằng đó là nói về đường xa địa lý, nhưng bây giờ đứng ở đất này mới hiểu thêm đó còn là nỗi xa về phương ngữ. Chỉ đi qua một cái đèo Cù Mông mà đôi khi chẳng thể hiểu nhau, khoan hãy nói về phương ngữ, chỉ mới ở cách phát âm đã dễ hiểu lầm nhau rồi. Một ông bạn nhạc sĩ kể chuyện ngồi uống cà phê vĩa hè ở Sài Gòn bắt chuyện với một bạn thanh niên Bình Định. Hỏi thăm: “Bây giờ cháu làm gì?”. Trả lời: “Dẹ, chầu rày chéo lèm thuơ”. “A, hay quá. Cháu còn ba má không? Ba cháu làm gì?. ““Dẹ, hầu xưa be chéo cũng lèm thuơ”. “Ái chà, cháu có anh em không? Anh cháu làm gì?”. “Dẹ, cũng giống be chéo với chéo, nẫu cũng lèm thuơ”. “A, vậy là cả nhà cháu là gia đình nghệ sĩ rồi. Chú cũng là nhạc sĩ đây”. Thật tình là bạn thanh niên “nhà thuơ” đó cũng ngơ ngác, chắc không hiểu sao tự nhiên được gọi là gia đình nghệ sĩ.
Thật ra ông bạn nhạc sĩ của mình hiểu lầm là nhà thơ cũng có lý do, Bình Định là đất của các nhà thơ nổi tiếng: Xuân Diệu, Yến Lan quê gốc Bình Định, ngoài ra Bàn thành tứ hữu của Bình Định là Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan. Mộ Hàn Mặc Tử bên cạnh dốc Mộng Cầm ở Ghềnh Ráng.
Bình Định đất võ, trời văn, nói chuyện Phú Xuân không thể không trở về với lịch sử, sẽ để dành những nơi lịch sử đã được đi qua cho lần kể chuyện tới.
Trở lại với cảnh thiên nhiên, nước biển mặn bên ngoài, sau núi là những cánh đồng mạ xanh ngắt của nguồn nước ngọt các dòng sông Côn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh.
Và phải nói đến thắng cảnh Hầm Hô ở Sơn Tây. Nằm trong lòng sông Kút đổ ra sông Kôn, Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông nhỏ Đồng Hưu và sông Cát đổ vào sông Phú Phong. Người dân nơi đây giải thích rằng, vì có một thác nước cao chừng sáu, bảy mét, đổ vào một hầm đá rộng, phát ra tiếng kêu ầm ồ như tiếng hô báo cho người chèo bè biết sắp tới chỗ nguy hiểm, nên gọi là Hầm Hô. Thắng cảnh là cả một khúc sông dài tới gần 3km, có dòng nước quanh năm xanh biếc, vẻ đẹp Hầm Hô thật kỳ vĩ. Hai bên bờ sông cây nguyên sinh rợp bóng mát, nước sông cuộn chảy quanh co theo các ghềnh thác, lòng sông có những dãy đá Hoa Cương đủ mọi hình dáng đã làm cho trí tưởng tượng của con người đặt tên cho đá rất phong phú: Đá Thành, Đá Bàn Cờ, Đá Chùm, Đá Dựng, Đá Trải, Cửa Sanh, Cửa Tử, Thác Cá Bay, Vũng Cá Rói, Hòn Trào, Hòn Lò Rượu, Dấu Chân Khổng Lồ…
Đoạn có một bãi đá chồng chất lên nhau, liên tưởng như có một người khổng lồ đổ cả một thúng đá xuống lòng sông, dân trong vùng gọi đây là khúc sông Trời Lấp.
Tại ngã ba sông Hầm Hô, là công trình thủy lợi để đưa nước tưới cho hàng ngàn mẫu ruộng, còn có tên gọi đập Lộc Đổng, đập Lộc Giang. Với địa hình sông nước, núi đá khắt nghiệt, người xưa đã dùng gỗ, đá, đất, lá bồi đắp thành con đập ngăn sông, dùng củi đốt cùng với muối trên tầng đá gốc cho vỡ dần ra từng mảnh làm thành kênh đầu mối, với xe đẩy cút kít, bên, xà ben chủ yếu bằng gỗ cứng (lúc ấy đò sắt hiếm) bàn tay con người lúc ấy đã đào đắp, vận chuyển hàng chục vạn khối đất cát làm thành hệ thống kênh mương dài 10km từ cách đây 2 thế kỷ. Bây giờ một đập bê tông vững chắc được xây dựng thay cho đập cũ ngày xưa, bờ đập làm cho nước dâng lên thành một dòng kênh êm ả, tạo thành bến đò cho thuyền đưa khách lại qua, làm lối đi sang bên hữu ngạn.
Đi thuyền chỉ từ bến đò đến khúc sông Trời Lấp, nếu muốn đi tiếp hết thắng cảnh Hầm Hô sẽ đi đường bộ. Bầy tui đi cả ngày thấm mệt chỉ ngồi thuyền cởi ngựa xem hoa thắng cảnh Hầm Hô vậy mà cũng ngất ngây.
Trên đường về đi qua cầu Thị Nại, cây cầu vượt biển dài nhất nước cho đến thời điểm này, dài gần 2,5km, rộng 14,5m, có 54 nhịp. Cầu nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai, định ngắm một hoàng hôn trên cầu Thị Nại nhưng buổi chiều đó trời không có nắng.
Cầu bắc ngang qua đầm Thị Nại, đầm lớn nhất của Bình Định, nằm phía Đông Bắc Quy Nhơn, là đầm lớn chạy dài mười cây số, bề rộng tới gần bốn cây số. Đầm này đã từng có thời gian mang tên chữ là Hải Hạc Đàm, nhưng trong dân gian thì từ lâu vẫn gọi là đầm Thị Nại. Đó là cách gọi tắt của một địa danh Chàm, nguyên gốc tiếng Phạn là CriVinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại. Các nhánh của sông Kôn, sông Hà Thanh đều chảy về đây. Nước đầm thông với biển bằng một cửa hẹp có tên cửa Giã. Là nơi gặp nhau giữa nước biển mặn và nước ngọt phù sa các dòng sông, chúng tôi đã gặp may khi bắt gặp một lằn ranh rõ rệt phân đôi trên mặt đầm. Thiên nhiên thật kỳ diệu.
Đêm về cầu Thị Nại lung linh dưới ánh đèn, rất tiếc cả 4 tối ở đây trời đều mưa, không đi ngắm cảnh cầu Thị Nại ban đêm được, mượn ảnh trên Internet để minh họa một trong những niềm tự hào của người Quy Nhơn.
(Ảnh trên Internet-Đào Tiến Đạt)
Không xem đèn trên cầu được nhưng buổi tối Quy Nhơn ở ngay nơi bầy tui ở cũng rất lung linh.
Nhưng nếu đã lỡ đến rồi (như các bà hưu trí này đi máy bay giá rẻ, hãng hàng không cho đi ngày nào… mình đi ngày đó… kha kha kha… Ngon bổ mà rẻ là phải vậy thôi) thì cũng đi chơi tốt thôi. Vì ông Trời ở Quy Nhơn là ông Trời… tuổi “teen”, còn teen hơn cả ông Trời ở Sài Gòn. Thoắt nắng rồi thoắt mưa, cả ngày như vậy. Một chút xíu buổi sáng đã thấy ông Trời đổi mặt rất nhanh.
Vì vậy, đi chơi cứ cầm theo một cây dù, khi nào mưa thì gương dù lên đứng lại, nhanh thì một chốc, lâu thì một lát, tạnh mưa lại đi tiếp.
Cảm nhận đầu tiên, Quy Nhơn đẹp một cách bình yên, sáng sớm người địa phương đi tắm biển để xe trên bờ, khóa lại rồi đi xuống biển tắm, không có bãi giữ xe ở đây.
Từ mờ sáng, trên bãi biển đã thấy có trực cứu hộ và các anh cứu hộ có mặt suốt trên bãi biển đến khi tắt nắng không còn ai xuống biển tắm nữa. Trời rạng một chút là nhân viên vệ sinh đi lên đi xuống nhặt rác trên bãi biển và cũng có mặt cả ngày như vậy.
Sáng sớm đường dọc bờ biển đầy người đi bộ tập thể dục,
ở có mấy ngày nhưng các buổi sáng đi bộ trên bãi biển đều thấy có một người ngồi ngắm bình minh trên biển,
có một lúc ra biển thấy một con mòng biển đứng yên trên tảng đá gần bờ, đất lành chim đậu.
Biển Quy Nhơn hình vòng cung, đẹp như bất cứ bờ biển nào dọc miền Trung, chỉ tiếc cát không được trắng, nên màu nước biển không đẹp như Nha Trang hay Đà Nẵng.
Đặc biệt có một số bãi tắm không có cát mà trên bãi là những viên đá hay những tảng đá tròn, như bãi Hoàng Hậu ở Ghềnh Ráng-Tiên Sa.
Tên Tiên Sa từ một truyền thuyết dân gian về một thiếu nữ vì tình yêu đã bỏ trốn khỏi sự truy đuổi của một tên cường hào ác bá, chạy đến đây thì giông gió nổi lên và khe núi nứt ra cho nàng trốn vào. Còn gọi là bãi Hoàng Hậu vì nơi đây là bãi tắm của Nam Phương Hoàng Hậu, chỉ hơi thắc mắc sao hoàng hậu chọn chi bãi tắm hơi… ác, đá tròn và trơn kiểu này, quân lính khiêng kiệu xảy chân trượt mà nghiêng kiệu thì có mà bay đầu!
Một bãi tắm khác cũng đầy đá tròn ở Eo Gió - Nhơn Lý. Gọi là Eo Gió, hay Eo Cửa Gió vì đấy là cái hõm như yên ngựa, với những rặng núi đá cao uốn cong tạo thành một eo biển hút gió tuyệt đẹp. (Cục xà bông không thể chụp toàn cảnh Eo Gió nên xin phép mượn ảnh trên Internet để minh họa cho rõ)
(Ảnh trên Internet-Trí Nguyên)
Để ra sát bãi biển Eo Gió leo qua một dốc đá, đầu tiên là một bãi cỏ xanh rộng, trẻ con có thể mang banh ra chơi ở đây.
Và Eo Gió hiện ra trước mắt.
Xa bờ một chút, bãi đá nhấp nhô tạo hình con cá sấu khổng lồ có đầu cất cao trên biển. Bà con ở đây quen gọi con sấu đá này là hòn Mòng.
Chạy dọc theo chân núi từ tây sang đông là một bãi đá trứng lớn, nhỏ đủ màu sắc, người địa phương gọi là bãi "đá đẻ". Vì năm nay nhặt đi, năm sau lại có nhiều như cũ.
Ở đây còn có một hồ nước ngọt gọi là giếng Tiên, nước từ vách đá chảy ra. Một bác người địa phương đi tắm biển về thấy cả bọn đang hì hục leo lên một dốc đá để ra Eo Gió, nhiệt tình hướng dẫn, nghe bác ấy nói một tràng các từ phần lớn mang âm e và âm ơ… và không hiểu gì hết. Sau khi được dịch lại, đại khái là bác nói ra biển tắm rồi sau đó vòng qua dãy núi bên cạnh sẽ có một cái hồ nước ngọt (giếng Tiên) để tắm lại rồi mặc quần áo đẹp vô đi chơi.
Ái chà, từ lúc nhỏ vẫn nghe câu ca “Muốn ăn bánh ít lá gai. Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi”, từ đó đến giờ vẫn nghĩ rằng đó là nói về đường xa địa lý, nhưng bây giờ đứng ở đất này mới hiểu thêm đó còn là nỗi xa về phương ngữ. Chỉ đi qua một cái đèo Cù Mông mà đôi khi chẳng thể hiểu nhau, khoan hãy nói về phương ngữ, chỉ mới ở cách phát âm đã dễ hiểu lầm nhau rồi. Một ông bạn nhạc sĩ kể chuyện ngồi uống cà phê vĩa hè ở Sài Gòn bắt chuyện với một bạn thanh niên Bình Định. Hỏi thăm: “Bây giờ cháu làm gì?”. Trả lời: “Dẹ, chầu rày chéo lèm thuơ”. “A, hay quá. Cháu còn ba má không? Ba cháu làm gì?. ““Dẹ, hầu xưa be chéo cũng lèm thuơ”. “Ái chà, cháu có anh em không? Anh cháu làm gì?”. “Dẹ, cũng giống be chéo với chéo, nẫu cũng lèm thuơ”. “A, vậy là cả nhà cháu là gia đình nghệ sĩ rồi. Chú cũng là nhạc sĩ đây”. Thật tình là bạn thanh niên “nhà thuơ” đó cũng ngơ ngác, chắc không hiểu sao tự nhiên được gọi là gia đình nghệ sĩ.
Thật ra ông bạn nhạc sĩ của mình hiểu lầm là nhà thơ cũng có lý do, Bình Định là đất của các nhà thơ nổi tiếng: Xuân Diệu, Yến Lan quê gốc Bình Định, ngoài ra Bàn thành tứ hữu của Bình Định là Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan. Mộ Hàn Mặc Tử bên cạnh dốc Mộng Cầm ở Ghềnh Ráng.
Bình Định đất võ, trời văn, nói chuyện Phú Xuân không thể không trở về với lịch sử, sẽ để dành những nơi lịch sử đã được đi qua cho lần kể chuyện tới.
Trở lại với cảnh thiên nhiên, nước biển mặn bên ngoài, sau núi là những cánh đồng mạ xanh ngắt của nguồn nước ngọt các dòng sông Côn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh.
Và phải nói đến thắng cảnh Hầm Hô ở Sơn Tây. Nằm trong lòng sông Kút đổ ra sông Kôn, Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông nhỏ Đồng Hưu và sông Cát đổ vào sông Phú Phong. Người dân nơi đây giải thích rằng, vì có một thác nước cao chừng sáu, bảy mét, đổ vào một hầm đá rộng, phát ra tiếng kêu ầm ồ như tiếng hô báo cho người chèo bè biết sắp tới chỗ nguy hiểm, nên gọi là Hầm Hô. Thắng cảnh là cả một khúc sông dài tới gần 3km, có dòng nước quanh năm xanh biếc, vẻ đẹp Hầm Hô thật kỳ vĩ. Hai bên bờ sông cây nguyên sinh rợp bóng mát, nước sông cuộn chảy quanh co theo các ghềnh thác, lòng sông có những dãy đá Hoa Cương đủ mọi hình dáng đã làm cho trí tưởng tượng của con người đặt tên cho đá rất phong phú: Đá Thành, Đá Bàn Cờ, Đá Chùm, Đá Dựng, Đá Trải, Cửa Sanh, Cửa Tử, Thác Cá Bay, Vũng Cá Rói, Hòn Trào, Hòn Lò Rượu, Dấu Chân Khổng Lồ…
Đoạn có một bãi đá chồng chất lên nhau, liên tưởng như có một người khổng lồ đổ cả một thúng đá xuống lòng sông, dân trong vùng gọi đây là khúc sông Trời Lấp.
Tại ngã ba sông Hầm Hô, là công trình thủy lợi để đưa nước tưới cho hàng ngàn mẫu ruộng, còn có tên gọi đập Lộc Đổng, đập Lộc Giang. Với địa hình sông nước, núi đá khắt nghiệt, người xưa đã dùng gỗ, đá, đất, lá bồi đắp thành con đập ngăn sông, dùng củi đốt cùng với muối trên tầng đá gốc cho vỡ dần ra từng mảnh làm thành kênh đầu mối, với xe đẩy cút kít, bên, xà ben chủ yếu bằng gỗ cứng (lúc ấy đò sắt hiếm) bàn tay con người lúc ấy đã đào đắp, vận chuyển hàng chục vạn khối đất cát làm thành hệ thống kênh mương dài 10km từ cách đây 2 thế kỷ. Bây giờ một đập bê tông vững chắc được xây dựng thay cho đập cũ ngày xưa, bờ đập làm cho nước dâng lên thành một dòng kênh êm ả, tạo thành bến đò cho thuyền đưa khách lại qua, làm lối đi sang bên hữu ngạn.
Đi thuyền chỉ từ bến đò đến khúc sông Trời Lấp, nếu muốn đi tiếp hết thắng cảnh Hầm Hô sẽ đi đường bộ. Bầy tui đi cả ngày thấm mệt chỉ ngồi thuyền cởi ngựa xem hoa thắng cảnh Hầm Hô vậy mà cũng ngất ngây.
Trên đường về đi qua cầu Thị Nại, cây cầu vượt biển dài nhất nước cho đến thời điểm này, dài gần 2,5km, rộng 14,5m, có 54 nhịp. Cầu nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai, định ngắm một hoàng hôn trên cầu Thị Nại nhưng buổi chiều đó trời không có nắng.
Cầu bắc ngang qua đầm Thị Nại, đầm lớn nhất của Bình Định, nằm phía Đông Bắc Quy Nhơn, là đầm lớn chạy dài mười cây số, bề rộng tới gần bốn cây số. Đầm này đã từng có thời gian mang tên chữ là Hải Hạc Đàm, nhưng trong dân gian thì từ lâu vẫn gọi là đầm Thị Nại. Đó là cách gọi tắt của một địa danh Chàm, nguyên gốc tiếng Phạn là CriVinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại. Các nhánh của sông Kôn, sông Hà Thanh đều chảy về đây. Nước đầm thông với biển bằng một cửa hẹp có tên cửa Giã. Là nơi gặp nhau giữa nước biển mặn và nước ngọt phù sa các dòng sông, chúng tôi đã gặp may khi bắt gặp một lằn ranh rõ rệt phân đôi trên mặt đầm. Thiên nhiên thật kỳ diệu.
Đêm về cầu Thị Nại lung linh dưới ánh đèn, rất tiếc cả 4 tối ở đây trời đều mưa, không đi ngắm cảnh cầu Thị Nại ban đêm được, mượn ảnh trên Internet để minh họa một trong những niềm tự hào của người Quy Nhơn.
(Ảnh trên Internet-Đào Tiến Đạt)
Không xem đèn trên cầu được nhưng buổi tối Quy Nhơn ở ngay nơi bầy tui ở cũng rất lung linh.
Cất bài và rồi lại chạy mất.
Trả lờiXóamấy chị đi chơi sướng quá nha :)
Trả lờiXóaBà già về hưu rồi Bố Susu, rủ nhau đi chơi dối già.:)
XóaĐây là quê nội em đấy, mà chưa bao giờ em có đi dịp đi khắp nơi, khám phá vẻ đẹp quê hương mình từng ngóc ngách như chị.
Trả lờiXóaQuy Nhơn đẹp thiệt Ngọc Yến ơi.
Trả lờiXóa