Tôi bén duyên với chợ vùng cao
lần đầu tiên khi đi xuyên Việt năm 2004, lúc vừa từ Lào Cai trở về đi
đường 44 ra Pắc Ngầm để xuống Bảo Yên, đang đi thì bất chợt gặp một cái
chợ họp ven đường, đầy màu sắc, vì đi với một đoàn đông nên năn nĩ hướng
dẫn viên cho 15 phút ghé vô chợ. Lần đầu tiên tôi nhìn tận mắt những
màu sắc sặc sỡ của một ngôi chợ vùng cao, đẹp bất ngờ, vùng này đa số
người Mông Hoa. Cứ bấm máy lia lịa, tiếc là máy tính của năm đó bây giờ
đã vào nghĩa địa lâu rồi, đĩa mềm lúc đó bây giờ không đọc được, may có
rửa ra vài tấm, chụp lại rồi nhìn như vẫn thấy cảm giác xao xuyến của 4
bà người Kinh giữa một phiên chợ vùng cao lúc đó.
Lúc trước vẫn nghĩ chợ phiên vùng cao chỉ họp ngày Chủ Nhật, sau vài lần ăn may trên đường đi gặp chợ bèn tìm hiểu thêm thì biết rằng, ở vùng đất này, nhịp thời gian được tính bằng những phiên chợ, nhưng vì dân cư thưa thớt, mà nông sản nhà trồng hay sản vật của rừng đến mùa thường cũng nhiều, nên đồng bào dân tộc cũng có cách tính toán rất hay, cùng trong một huyện, chợ phiên ở các bản sẽ có những ngày khác nhau để ngày nào nếu có hàng hóa cũng có chợ để bán, các phiên chợ có thể cách nhau hoặc 7, 6, 5 ngày…
Thí dụ chợ cách nhau 7 ngày ở Lào Cai:Thứ hai là chợ ở Bản Phiệt, thứ ba chợ Cốc Lý, thứ tư chợ Cao Sơn, thứ năm chợ Lùng Khấu Nhìn, thứ sáu chợ Chậu, thứ bảy chợ Cán Cấu, chợ Pha Long, Chủ Nhật chợ Bắc Hà, Sapa, Mường Hum. Riêng Chợ Khau Vai họp vào ngày mùng 2, và mùng 7, và chợ Tình Khau Vaihọp 1 năm 1 lần vào ngày 27/3 âm lịch
Chợ cách nhau 6 ngày như ở Hà Giang thì tính theo ngày các con giáp, và như vậy nếu nhìn theo tuần thì chợ thường sẽ lùi lại 1 ngày so với tuần trước, nên các phiên chợ này gọi là chợ lùi: Ngoài chợ Trung tâm là chợ Đồng Văn vào sáng chủ nhật hàng tuần. Còn thì Chợ Lũng Phìn: ngày Dần và ngày Thân hàng tháng. Chợ Phố Cáo: ngày Thìn và ngày Tuất. Chợ Xà Phìn: ngày Tỵ và ngày Hợi. Chợ Ma Lé : ngày Tý và ngày Ngọ. Chợ Lũng Cú: ngày Mùi và ngày Sửu. Chợ Phó Bảng: ngày Ngọ và ngày Tý. Chợ gần biên giới như Nghĩa Thuận (Quản Bạ) thì họp vào ngày Thìn và ngày Tuất, lại thêm hôm trước ở Việt Nam thì hôm sau ở Trung Quốc.
Chợ cách nhau 5 ngày tính theo ngày âm lịch thí dụ như ở Trùng Khánh - Cao Bằng: Chợ Pò Tấu: ngày mùng 1 và mùng 6 (các ngày tiếp theo 11,16, 21, 26 ). Chợ Pò Peo: ngày mùng 4 và mùng 9. Chợ Bản Rạ: ngày mùng 4 và mùng 9. Chợ Đình Phong: ngày mùng 3 và mùng 8. Chợ Thông Huề: ngày mùng 2 và mùng 7.
Tóm lại nếu muốn làm một chuyên đề về chợ vùng cao, ngược xuôi trong một huyện 7 ngày trong tuần, ngày nào cũng sẽ gặp chợ phiên.
Nhưng tùy theo vùng mà đặc thù chợ phiên sẽ hơi khác nhau, chợ phiên đẹp nhất và lớn phải kể đến chợ phiên Bắc Hà - LàoCai.
Các phiên chợ vùng khác trong Lào Cai có thể nhỏ hơn nhưng màu sắc vẫn lộng lẫy vì đây là vùng đa số người Mông Hoa (Mông Lềnh), áo váy thêu rất cầu kỳ và rất đẹp, những người phụ nữ Mông khi nông nhàn lại ngồi thêu váy áo.
Bước sang Hà Giang, với người Mông đen thì các hoa văn thường chỉ xuất hiện trên ống tay áo và trước ngực trên màu chàm đen tổng thể nên nét rực rỡ hơn thường ở các kiểu khăn trên đầu, nhưng không phải vì vậy mà chợ phiên kém sắc màu.
Ít màu sắc nhất là các chợ phiên ở Cao Bằng – Lạng Sơn, vì phần lớn là người Tày, Nùng, y phục tổng thể là màu chàm, ít thêu mà chỉ điểm những dãi màu trên thắt lưng hay trên ống tay áo, thêm nữa vùng này bây giờ người dân tộc đã mặc gần như người Kinh, chỉ phân biệt ở cái trán cao do các chải ngược tóc lên trên.
(Ảnh tư liệu)
Nhưng không khí chợ phiên nơi nào cũng khá giống nhau do các bản làng cách nau qua những dãy núi, cuộc sống thường nhật như khép kín. Vì thế, việc đến chợ ngoài việc mua bán hàng hoá, đây còn là nơi trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm, và nơi hẹn hò lứa đôi. Đi đến chợ có nhiều cách, cũng tùy theo đặc điểm địa lý và sự phát triển kinh tế, ở vùng Tây Bắc núi cao với những ngọn đèo nổi tiếng như Mã Pí Lèng, Khau Phạ, Pha Đin, Ô Quy Hồ, các bản làng ở đây do điều kiện giao thông cách trở nên đời sống kinh tế cũng còn khó khăn nhiều, đi đến chợ có thể bằng xe gắn máy, bằng ngựa.
Nhưng phổ biến nhất vẫn là đi bộ, vì đi chợ là một nhu cầu giao lưu nên có những bản xa chợ 5,7 km, đi bộ từ mờ sáng hay nửa đêm để đến chợ vừa lúc rạng sáng.
Khi tan chợ lại tiếp tục đi bộ về, khi ngồi xe trên đường đèo chúng tôi thỉnh thoảng vẫn gặp những người cắm cúi đi bộ.
Nhưng phía Đông Bắc, vùng núi thấp hơn, ruộng ở đây là ruộng đồng bằng khác với ruộng bậc thang bên Tây Bắc, phương tiện giao thông dễ chịu hơn, đi đường vẫn gặp những chuyến xe bus chạy len lỏi giữa những ngọn đèo nối các thị trấn nhỏ, đời sống kinh tế phía này có vẻ khá hơn, các bản làng với hầu hết nhà sàn lợp ngói, qua các thị trấn của Cao Bằng đều thấy có cửa hàng xe gắn máy, có vẻ hầu hết đến chợ bằng xe, như chỉ là 1 chợ ven đường ở Chợ Rã, mà thấy toàn xe gắn máy dựng ở đầu chợ (đặc biệt ở đây không có dịch vụ giữ xe, để xe đó rồi vào chợ mua bán, tan chợ ra lấy xe về).
Vì cách đến chợ khác nhau nên cách đưa hàng hóa đến chợ cũng khác, ở chợ Bắc Hà, chợ Mèo Vạc…đi bộ nên dắt theo bò, dê, lợn, cắp nách gà v.v… mang đến chợ.
Còn ở chợ Đông Khê, chợ ven đường ở Chợ Rã… đi chợ bằng xe gắn máy nên gà, chó, thỏ… đều nằm trong rọ để chở trên xe mang đến chợ.
Nhưng ngồi bán thì chợ nào cũng thế, chợ dù lớn hay nhỏ, vẫn cứ ngồi bệt xuống đất cạnh nhau, có khi có cả người Kinh chen với người dân tộc, bán cùng một mặt hàng, nhìn rất vui.
Mua bán cũng mặc cả nhưng không nói thách nhiều, và đôi khi đi chợ vùng cao trả giá mua hàng cũng rất vui. Năm 2005 khi đi chợ ở Sapa, tôi mua các tấm trang trí đeo trước ngực của người Dao gồm các hoa văn thêu tay và một ít kim loại mạ bạc đính lên trên, cũng trả giá tới lui sau đó đồng ý mua với giá 15 ngàn 1 tấm, hình như có 4,5 tấm gì đó tôi mua hết định về tặng các bạn ở ban Dân tộc học, mau xong chụp hình chung với bá bán hàng rất thân ái. Tối về nghĩ ra vẫn còn thiếu quà cho vài bạn nữa, sáng hômsau ghé lại chỗ bán hôm qua mua tiếp, công nhận là các tấm thêu sáng nay nhìn sáng hơn và màu sắc đẹp hơn. Nói với bá bán hàng: “Hôm qua cháu mua rồi, hôm nay ra mua tiếp nữa đấy. Bá lấy cho cháu 2 tấm nữa”. Bà nói ngay: “20 ngàn một tấm nhé”. “Ơ, hôm qua cháu mua bá bán có 15 ngàn”. “Tấm hôm qua là bà già thêu, tấm hôm nay là con gái thêu, bà già mắt kém thêu xấu hơn, con gái mắt tinh thêu đẹp hơn, bán đắt hơn”. Ha ha ha… “ní nuận” thế thì người mua chỉ có rút tiền ra trả ngay thôi.
Nhưng chợ vùng cao nhất là vùng cao phía Tây Bắc, đi chợ không chỉ để mua bán, đó là một ngày hội hè, dù có khi chỉ mang đi bán một ít bánh tro, bánh tẻ, mớ thảo quả, một cái khèn, một vài nải chuối…
Có vẻ đi chợ là một dịp để gặp gỡ cộng đồng, các bà ra chợ ngoài việc mua bán là để tám chuyện.
Vợ chồng có con nhỏ cũng rủ nhau đi chợ để… ăn quà, để ngắm chợ.
Đàn ông ra chợ để uống rượu với nhau.
Chợ vùng cao Tây Bắc dù lớn dù nhỏ dứt khoát phải có chảo thắng cố, (tiếng Mông là Khấu tha nghĩa là canh thịt, hoặc có thể là biến âm từ chữ “thoảng cố” theo tiếng Mông là nồi nước, hoặc theo âm Hán Việt “thang cốt” là canh xương), gồm lục phủ ngũ tạng của bò, trâu, dê, ngựa… cùng 4 chi dưới của con vật, nấu với thảo quả, địa điền, hạt dổi, củ sả… Bột ngô đồ ở Tây Bắc gọi là “mèn mén”, ở Đông Bắc gọi là “má khúa”, thường rất khô, nên ở nhà thì chan với canh rau, ra chợ chan ăn với thắng cố.
Đàn ông vùng cao đi chợ đều mong được ăn một bát thắng cố, uống vài bát rượu ngô với bạn bè. Người ta quan niệm ai có nhiều bạn thì người ấy được mời nhiều rượu. Người nào say khi về chợ là người tốt phúc bởi có nhiều bạn.
Nhưng thi vị nhất vẫn là nam thanh nữ tú đi chơi chợ, chợ là nơi gặp gỡ của nhiều đôi lứa, các cô gái mặc áo váy đẹp,các chàng trai áo chàm nút thắt, đi lên đi xuống quanh chợ.
Đi trên xe vẫn được bạn Long cho nghe các bài ca vùng cao, tiếng khèn, tiếng hát nghe rất lạ tai và nỉ non, đến khi tìm được những lời dịch các bài hát vùng cao thì thật là đáng mê:
“Chợ đã tan nhưng nỗi nhớ không tan
Anh vẫn đợi và em vẫn đợi
Ta đếm ngày mong phiên chợ tới
Ta đếm đêm mong ở bên nhau”
Mong là trong tương lai, ngành du lịch đừng làm biến dạng các chợ phiên như đã làm ở chợ tình Khau Vai. Mong lắm thay.
Rời khỏi chợ phiên như vẫn còn nghe mùi của rừng: các loại lá thuốc, rau dớn, rau bò khai, thảo quả, trám, bứa, nho rừng, sấu rừng, hạt dẽ rừng v.v…
Cô bạn nhỏ mang quả bứa lên xe ăn,mùi thơm thơm của rừng theo về chúng tôi về mãi tận miền xuôi.
Lúc trước vẫn nghĩ chợ phiên vùng cao chỉ họp ngày Chủ Nhật, sau vài lần ăn may trên đường đi gặp chợ bèn tìm hiểu thêm thì biết rằng, ở vùng đất này, nhịp thời gian được tính bằng những phiên chợ, nhưng vì dân cư thưa thớt, mà nông sản nhà trồng hay sản vật của rừng đến mùa thường cũng nhiều, nên đồng bào dân tộc cũng có cách tính toán rất hay, cùng trong một huyện, chợ phiên ở các bản sẽ có những ngày khác nhau để ngày nào nếu có hàng hóa cũng có chợ để bán, các phiên chợ có thể cách nhau hoặc 7, 6, 5 ngày…
Thí dụ chợ cách nhau 7 ngày ở Lào Cai:Thứ hai là chợ ở Bản Phiệt, thứ ba chợ Cốc Lý, thứ tư chợ Cao Sơn, thứ năm chợ Lùng Khấu Nhìn, thứ sáu chợ Chậu, thứ bảy chợ Cán Cấu, chợ Pha Long, Chủ Nhật chợ Bắc Hà, Sapa, Mường Hum. Riêng Chợ Khau Vai họp vào ngày mùng 2, và mùng 7, và chợ Tình Khau Vaihọp 1 năm 1 lần vào ngày 27/3 âm lịch
Chợ cách nhau 6 ngày như ở Hà Giang thì tính theo ngày các con giáp, và như vậy nếu nhìn theo tuần thì chợ thường sẽ lùi lại 1 ngày so với tuần trước, nên các phiên chợ này gọi là chợ lùi: Ngoài chợ Trung tâm là chợ Đồng Văn vào sáng chủ nhật hàng tuần. Còn thì Chợ Lũng Phìn: ngày Dần và ngày Thân hàng tháng. Chợ Phố Cáo: ngày Thìn và ngày Tuất. Chợ Xà Phìn: ngày Tỵ và ngày Hợi. Chợ Ma Lé : ngày Tý và ngày Ngọ. Chợ Lũng Cú: ngày Mùi và ngày Sửu. Chợ Phó Bảng: ngày Ngọ và ngày Tý. Chợ gần biên giới như Nghĩa Thuận (Quản Bạ) thì họp vào ngày Thìn và ngày Tuất, lại thêm hôm trước ở Việt Nam thì hôm sau ở Trung Quốc.
Chợ cách nhau 5 ngày tính theo ngày âm lịch thí dụ như ở Trùng Khánh - Cao Bằng: Chợ Pò Tấu: ngày mùng 1 và mùng 6 (các ngày tiếp theo 11,16, 21, 26 ). Chợ Pò Peo: ngày mùng 4 và mùng 9. Chợ Bản Rạ: ngày mùng 4 và mùng 9. Chợ Đình Phong: ngày mùng 3 và mùng 8. Chợ Thông Huề: ngày mùng 2 và mùng 7.
Tóm lại nếu muốn làm một chuyên đề về chợ vùng cao, ngược xuôi trong một huyện 7 ngày trong tuần, ngày nào cũng sẽ gặp chợ phiên.
Nhưng tùy theo vùng mà đặc thù chợ phiên sẽ hơi khác nhau, chợ phiên đẹp nhất và lớn phải kể đến chợ phiên Bắc Hà - LàoCai.
Các phiên chợ vùng khác trong Lào Cai có thể nhỏ hơn nhưng màu sắc vẫn lộng lẫy vì đây là vùng đa số người Mông Hoa (Mông Lềnh), áo váy thêu rất cầu kỳ và rất đẹp, những người phụ nữ Mông khi nông nhàn lại ngồi thêu váy áo.
Bước sang Hà Giang, với người Mông đen thì các hoa văn thường chỉ xuất hiện trên ống tay áo và trước ngực trên màu chàm đen tổng thể nên nét rực rỡ hơn thường ở các kiểu khăn trên đầu, nhưng không phải vì vậy mà chợ phiên kém sắc màu.
Ít màu sắc nhất là các chợ phiên ở Cao Bằng – Lạng Sơn, vì phần lớn là người Tày, Nùng, y phục tổng thể là màu chàm, ít thêu mà chỉ điểm những dãi màu trên thắt lưng hay trên ống tay áo, thêm nữa vùng này bây giờ người dân tộc đã mặc gần như người Kinh, chỉ phân biệt ở cái trán cao do các chải ngược tóc lên trên.
(Ảnh tư liệu)
Nhưng không khí chợ phiên nơi nào cũng khá giống nhau do các bản làng cách nau qua những dãy núi, cuộc sống thường nhật như khép kín. Vì thế, việc đến chợ ngoài việc mua bán hàng hoá, đây còn là nơi trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm, và nơi hẹn hò lứa đôi. Đi đến chợ có nhiều cách, cũng tùy theo đặc điểm địa lý và sự phát triển kinh tế, ở vùng Tây Bắc núi cao với những ngọn đèo nổi tiếng như Mã Pí Lèng, Khau Phạ, Pha Đin, Ô Quy Hồ, các bản làng ở đây do điều kiện giao thông cách trở nên đời sống kinh tế cũng còn khó khăn nhiều, đi đến chợ có thể bằng xe gắn máy, bằng ngựa.
Nhưng phổ biến nhất vẫn là đi bộ, vì đi chợ là một nhu cầu giao lưu nên có những bản xa chợ 5,7 km, đi bộ từ mờ sáng hay nửa đêm để đến chợ vừa lúc rạng sáng.
Khi tan chợ lại tiếp tục đi bộ về, khi ngồi xe trên đường đèo chúng tôi thỉnh thoảng vẫn gặp những người cắm cúi đi bộ.
Nhưng phía Đông Bắc, vùng núi thấp hơn, ruộng ở đây là ruộng đồng bằng khác với ruộng bậc thang bên Tây Bắc, phương tiện giao thông dễ chịu hơn, đi đường vẫn gặp những chuyến xe bus chạy len lỏi giữa những ngọn đèo nối các thị trấn nhỏ, đời sống kinh tế phía này có vẻ khá hơn, các bản làng với hầu hết nhà sàn lợp ngói, qua các thị trấn của Cao Bằng đều thấy có cửa hàng xe gắn máy, có vẻ hầu hết đến chợ bằng xe, như chỉ là 1 chợ ven đường ở Chợ Rã, mà thấy toàn xe gắn máy dựng ở đầu chợ (đặc biệt ở đây không có dịch vụ giữ xe, để xe đó rồi vào chợ mua bán, tan chợ ra lấy xe về).
Vì cách đến chợ khác nhau nên cách đưa hàng hóa đến chợ cũng khác, ở chợ Bắc Hà, chợ Mèo Vạc…đi bộ nên dắt theo bò, dê, lợn, cắp nách gà v.v… mang đến chợ.
Còn ở chợ Đông Khê, chợ ven đường ở Chợ Rã… đi chợ bằng xe gắn máy nên gà, chó, thỏ… đều nằm trong rọ để chở trên xe mang đến chợ.
Nhưng ngồi bán thì chợ nào cũng thế, chợ dù lớn hay nhỏ, vẫn cứ ngồi bệt xuống đất cạnh nhau, có khi có cả người Kinh chen với người dân tộc, bán cùng một mặt hàng, nhìn rất vui.
Mua bán cũng mặc cả nhưng không nói thách nhiều, và đôi khi đi chợ vùng cao trả giá mua hàng cũng rất vui. Năm 2005 khi đi chợ ở Sapa, tôi mua các tấm trang trí đeo trước ngực của người Dao gồm các hoa văn thêu tay và một ít kim loại mạ bạc đính lên trên, cũng trả giá tới lui sau đó đồng ý mua với giá 15 ngàn 1 tấm, hình như có 4,5 tấm gì đó tôi mua hết định về tặng các bạn ở ban Dân tộc học, mau xong chụp hình chung với bá bán hàng rất thân ái. Tối về nghĩ ra vẫn còn thiếu quà cho vài bạn nữa, sáng hômsau ghé lại chỗ bán hôm qua mua tiếp, công nhận là các tấm thêu sáng nay nhìn sáng hơn và màu sắc đẹp hơn. Nói với bá bán hàng: “Hôm qua cháu mua rồi, hôm nay ra mua tiếp nữa đấy. Bá lấy cho cháu 2 tấm nữa”. Bà nói ngay: “20 ngàn một tấm nhé”. “Ơ, hôm qua cháu mua bá bán có 15 ngàn”. “Tấm hôm qua là bà già thêu, tấm hôm nay là con gái thêu, bà già mắt kém thêu xấu hơn, con gái mắt tinh thêu đẹp hơn, bán đắt hơn”. Ha ha ha… “ní nuận” thế thì người mua chỉ có rút tiền ra trả ngay thôi.
Nhưng chợ vùng cao nhất là vùng cao phía Tây Bắc, đi chợ không chỉ để mua bán, đó là một ngày hội hè, dù có khi chỉ mang đi bán một ít bánh tro, bánh tẻ, mớ thảo quả, một cái khèn, một vài nải chuối…
Có vẻ đi chợ là một dịp để gặp gỡ cộng đồng, các bà ra chợ ngoài việc mua bán là để tám chuyện.
Vợ chồng có con nhỏ cũng rủ nhau đi chợ để… ăn quà, để ngắm chợ.
Đàn ông ra chợ để uống rượu với nhau.
Chợ vùng cao Tây Bắc dù lớn dù nhỏ dứt khoát phải có chảo thắng cố, (tiếng Mông là Khấu tha nghĩa là canh thịt, hoặc có thể là biến âm từ chữ “thoảng cố” theo tiếng Mông là nồi nước, hoặc theo âm Hán Việt “thang cốt” là canh xương), gồm lục phủ ngũ tạng của bò, trâu, dê, ngựa… cùng 4 chi dưới của con vật, nấu với thảo quả, địa điền, hạt dổi, củ sả… Bột ngô đồ ở Tây Bắc gọi là “mèn mén”, ở Đông Bắc gọi là “má khúa”, thường rất khô, nên ở nhà thì chan với canh rau, ra chợ chan ăn với thắng cố.
Đàn ông vùng cao đi chợ đều mong được ăn một bát thắng cố, uống vài bát rượu ngô với bạn bè. Người ta quan niệm ai có nhiều bạn thì người ấy được mời nhiều rượu. Người nào say khi về chợ là người tốt phúc bởi có nhiều bạn.
Nhưng thi vị nhất vẫn là nam thanh nữ tú đi chơi chợ, chợ là nơi gặp gỡ của nhiều đôi lứa, các cô gái mặc áo váy đẹp,các chàng trai áo chàm nút thắt, đi lên đi xuống quanh chợ.
Đi trên xe vẫn được bạn Long cho nghe các bài ca vùng cao, tiếng khèn, tiếng hát nghe rất lạ tai và nỉ non, đến khi tìm được những lời dịch các bài hát vùng cao thì thật là đáng mê:
“Chợ đã tan nhưng nỗi nhớ không tan
Anh vẫn đợi và em vẫn đợi
Ta đếm ngày mong phiên chợ tới
Ta đếm đêm mong ở bên nhau”
Mong là trong tương lai, ngành du lịch đừng làm biến dạng các chợ phiên như đã làm ở chợ tình Khau Vai. Mong lắm thay.
Rời khỏi chợ phiên như vẫn còn nghe mùi của rừng: các loại lá thuốc, rau dớn, rau bò khai, thảo quả, trám, bứa, nho rừng, sấu rừng, hạt dẽ rừng v.v…
Cô bạn nhỏ mang quả bứa lên xe ăn,mùi thơm thơm của rừng theo về chúng tôi về mãi tận miền xuôi.
Cám ơn các bạn vẫn chịu khó ghé qua đây. Dù nhà cửa vắng hoe.
Trả lờiXóa