Những năm gần đây thi thoảng tôi lại ra Hà Nội, có khi như là trạm
trung chuyển, ra đến ngủ lại một tối, hôm sau đã xách túi đi đâu đó, khi
quay trở lại có khi chỉ còn kịp giờ ra sân bay, chẳng kịp nhìn Hà Nội
ra sao. Nhưng cũng vài lần có dịp ở lại dăm ngày, thường gặp đúng mùa
thu, tôi cứ hay đi tìm một điều mà bây giờ tôi vẫn cứ đang rất mù mờ, đó
là lá vàng của cây cơm nguội trong…Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, câybàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu…Năm ngoái tháng 9 đầu mùa thu, tôi có vài ngày loanh quanh Hà Nội, đã ghi lại trong LANG THANG HÀ NỘI http://minhannguyen.blogspot.com/2012/09/lang-thang-ha-noi.html.
Cố tìm ra màu lá vàng của loại cây sếu này (một tên khác của cây cơm
nguội), đã đi qua trục đường lớn như Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Lý
Thường Kiệt, TrầnKhánh Dư..., xuống cuối đường Yên Phụ -Nghi Tàm( theo
như lời hướng dẫn của nhân viên ks) vẫn thấy một màu xanh đủ loại cây và
chẳng biết cây nào là cây cơm nguội, chỉ thỉnh thoảng đang đi lang
thang nghe gió đưa mùa hoa sữa thì biết đang là mùa thu, còn cây cơm
nguội cứ mù mờ. Cuối cùng phục ở hồ Gươm, nơi vẫn thấy trên các tấm ảnh
cây cơm nguội mùa thu tuyệt đẹp, nhưng ven hồ chỉ một màu xanh, nghĩ là
mới đầu mùa thu, cây cơm nguội chưa vàng, lá cây bàng chưa đỏ.
Sang tháng 10 đi Mã Pí Lèng, buổi chiều trở về Sài Gòn, trước khi ra sân bay tạt qua Hà Nội, chạy ra hồ Gươm, vẫn một màu xanh.
Tháng 11 năm nay, ở lại Hà Nội vài ngày, ra hồ Gươm lá cây vẫn xanh ngăn ngắt.
Chẳng lẽ bắt chước một nhạc sĩ hỏi ai mang mùa thu của tôi đi đâu?
Thôi
thì không tìm ra mùa thu Hà Nội của văn nghệ sĩ, thử hình dung mùa thu
theo cách của mình vậy, mùa thu Hà Nội với bầu trời không nắng luôn lãng
đãng một màu khói,
những cành phượng lá xanh thắm như màn che làm dịu màu đỏ nhức mắt của cầu Thê Húc,
mùa thu về trên bình hoa hồng vàng trong khách sạn,
những bông hoa mua từ gánh hàng hoa trên một trong những chiếc xe đạp chở mùa thu đi rong.
Mùa thu trong sắc hoa tigôn lặng lẽ trên mái ngói thâm nâu ở Đường Lâm, lặng lẽ đến cánh bướm nằm im chẳng chịu bay.
Mùa thu soi bóng trên con kênh nhỏ ngoài thành cổ Sơn Tây.
Mỗi
lần được ở lại Hà Nội ít lâu, tôi đều đến Văn Miếu lạy chào cụ Chu Văn
An, mình đi dạy học, cụ như là cụ tổ nghề của mình. Lần này về Văn Miếu,
tình cờ gặp một việc đã thay đổi một trong những suy nghĩ của tôi. Hôm
đó Văn Miếu vui lắm, các cô cậu cử nhân mới toanh đang chụp hình trong
Văn Miếu, bỏ chiếc áo thụng ra các cô cử đồng loạt mặc áo dài.
Nhưng
như một bà già khó tính, tôi không thích lắm những chiếc quần đỏ, những
tay áo dài mà ngắn dần lên, thậm chí ngắn như tay áo cánh. Tôi là người
cổ nên ưa cảnh xưa, năm ngoái tình cờ gặp các cô dâu Hà Nội đi chụp ảnh
cưới ở bờ hồ với áo lụa trắng, quần đen, tóc bới kiểu xưa, tôi cứ suýt
soa mãi và tự bảo đây mới là thanh lịch đất Tràng An.
Thành
ra không lạ gì khi tôi dị ứng với các áo dài kiểu mới thế này. Nhưng
khi đứng chụp ké tấm ảnh sau đây thì tự nhiên tôi nghĩ lại.
Tôi
là người cao tuổi, từ giờ trở đi cũng chẳng làm đuợc gì nhiều cho xã
hội, chính các cô cậu trong tấm hình này là những người sẽ làm nên tương
lai đất nước chứ không phải tôi. Và cái áo dài mà tôi dị ứng, họ đồng
loạt mặc chứ không phải chỉ một vài người, nghĩa là đó là xu hướng thời
trang, rồi tôi cũng nhớ lại mình thời trẻ, khi đó có phong trào mặc áo
dài không chít ben ở eo và vạt thì ngắn gần đến đầu gối, thì bà tổng
giám thị trường tôi học sáng nào cũng cầm một cây thước to đùng đứng ở
cổng, áo dài bạn nào ngắn qua gối là bị khẻ thước vào đầu gối, bọn tôi
chùm nhum với nhau đi qua cổng, mấy áo dài ngắn nhất đi vào giữa, bà
giám thị vừa lo kiểm tra xem có phù hiệu trên áo, vừa kiểm áo dài ngắn
nên thế nào cũng có bạn thoát nạn. Vậy là thời nào cũng có một bà già
xưa khó tánh như thế, và hôm nay tôi chính là bà già đó. Nghĩ vậy tự
nhiên đâm ra tôi hết thành kiến với các bộ áo dài quần đỏ này nữa.
Tâm
trạng đó theo tôi đến làng Đường Lâm, lần này về Đường Lâm tôi không
kêu lên khi thấy có thêm nhà xây kiểu mới nữa. Ngôi làng này gần đây đã
xin được từ chối danh hiệu Di sản văn hóa Quốc gia. Sự chờ đợi quy hoạch
của nhà nước đã kéo dài quá lâu, người làng đã trẻ hóa dần, hàng nước
trước đình Mông Phụ thấy một cô gái trẻ ngồi thay chỗ của bà cụ vẫn
ngồi bán ở hàng nước này từ trước.
Không
lạ gì khi thế hệ mới trong làng cổ bắt đầu lên tiếng. Trước đây tôi
cũng như mọi du khách khác, đến đây và thích thú ngắm nhìn những gì cũ
xưa của ngôi làng cổ này để rồi sau đó khi rời đi lại trở về với những
tiện nghi đời thường của mình. Ngay như tôi chẳng hạn, ra Hà Nội thường
chọn khách sạn ở phố cổ, loanh quanh ở Nguyễn Hữu Huân, hoặc Hàng Mắm,
hoặc Lương Ngọc Quyến v.v… vì từ đây bán kính đến Hồ Gươm, chợ Đồng
Xuân, bến xe bus Long Biên, ga hàng Cỏ… đều trên dưới 1 km, giá cả khá
mềm. Nhưng dù là khách sạn ở phố cổ tôi cũng tìm phòng phải có máy điều
hòa không khí, có nước nóng, có tủ lạnh, máy sấy … Vậy mà tôi cũng như
một số người khác, lại muốn Đường Lâm cứ mãi thế này khi sự hỗ trợ của
chính quyền trước việc xuống cấp lại rất chậm chạp.
Và
người dân phải sống ở đây suốt đời trong khi tôi - một du khách –trong
số rất nhiều du khách cả đời đến đây nhiều lắm là đôi lần chỉ để thỏa
mắt nhìn. Đứng ở Đường Lâm lần này tôi mong sao Dự án Quy hoạch làng cổ
nhanh chóng thực hiện.
Đừng để người dân phải kêu:“Hỏi các ông chờ đến bao giờ chứ. Chờ cả đời à. Phải có mốc để chúng tôi có tương lai mà chờ chứ.” Thật buồn khi đã là Di sản Văn hóa mà dân cứ một mực đòi trả lại danh hiệu.
Lại mang Nhật ký trên những đôi giày cũ về đây cất. Nhà cửa để nhện giăng.
Trả lờiXóaVẫn còn những góc cổ của Ha Nội nhỉ :)
Trả lờiXóa